Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Lịch năm 2008: Không được phép cung cấp số liệu sai!

(VietNamNet) - Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam!

Đọc bài "Lịch Việt Nam 2008: Cọc cạch về tiết khí", tôi cho rằng, không thể biện minh cho việc cung cấp số liệu lịch sai với bất cứ lý do nào, dù rằng đó là số liệu đã được xét duyệt hay chưa được xét duyệt, đã được đóng dấu đỏ hay chưa được đóng dấu đỏ!
Số liệu lịch ít nhiều thể hiện bộ mặt khoa học, văn hoá của một quốc gia nên không thể làm tuỳ tiện theo ý một số người. Khi công bố cho cả nước, các sự kiện lịch sử sau này sẽ được ghi chép theo lịch hiện hành và cái sai sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam! Đã có thắc mắc từ nhiều người dân, thậm chí gửi đến cả Thủ tướng để hỏi về lịch và hiển nhiên mọi người sẽ đặt câu hỏi: Các cơ quan khoa học và quản lý làm gì nhiều năm nay với mỗi một vấn đề tưởng chừng như không có gì phức tạp này? Và trách nhiệm thuộc về ai?
Trở lại vấn đề số liệu tiết khí cọc cạch mà bài báo đã nêu, tôi xin giải thích thêm ở đây để độc giả không chuyên được rõ. Số liệu lịch Âm Dương gồm 2 phần chính: Ngày tháng Âm lịch và tiết khí. Để tính Âm lịch, cần phải tính ngày mồng 1 đầu tháng, biết ngày đầu các tháng thì sẽ biết các ngày tiếp theo, còn muốn biết đó là tháng mấy, có nhuận hay không thì cần phải tính tiết khí. Chẳng hạn điểm Đông chí luôn luôn rơi vào tháng 11 âm, có thể lấy đây làm căn cứ để đánh số các tháng âm khác.
Khi không tính chính xác tiết khí thì không tính được Âm lịch, do vậy, ở ta, có rất nhiều sách lịch sao chép hay gọi là "biên soạn" từ các tài liệu bên ngoài đều không chỉ rõ số liệu tiết khí. Chính vì không hiểu rõ cách tính cũng như bản chất của tiết khí trong lịch Âm Dương nên đã dẫn đến một số phát biểu không đúng về khái nhiệm này, chẳng hạn, việc cải tiến hay thay đổi tiết khí sẽ vô hình chung làm thay đổi âm lịch mà chúng ta đang sử dụng hiện nay!
Số liệu về tiết khí trong các sách lịch đang lưu hành ở ta khá lộn xộn, có sách không ghi ngày tiết khí mà chỉ đề cập chung chung, có sách chỉ ghi ngày tiết mà không ghi giờ chuyển tiết, có sách ghi số liệu tiết khí chính xác trong phạm vi 2 giờ, có sách ghi chính xác đến phút nhưng theo theo giờ Bắc Kinh và thậm chí các sách cùng in tiết khí theo giờ Trung Quốc cũng sai lệch nhau rất nhiều, đến hàng tiếng…
Để khắc phục tình trạng này, trong cuốn "Lịch Việt nam thế kỷ XX-XXI, 1901-2100" (Nxb Văn hoá Thông tin, 2005), chúng tôi đã công bố giờ chuyển tiết chính xác đến phút theo giờ Việt Nam cho các độc giả quan tâm, nhất là những người nghiên cứu Cổ học Phương đông như là Thời châm sử dụng. Căn cứ để chúng tôi mạnh dạn đưa ra các số liệu này là các mô hình, phương pháp thiên văn hiện đại được sử dụng trong tính toán, là dựa trên hàng ngàn sự đối chiếu, so sánh với các kết quả đáng tin cậy khác (như của Đài Thiên văn Naval, Hoa Kỳ).
Cụ thể bảng sau trình bày số liệu tính toán một số giờ chuyển tiết của chúng tôi và của Đài thiên văn Naval trong năm 2008 sắp tới (theo giờ Việt Nam):
Tiết khí
Ngày/Tháng
Naval
Kết quả của chúng tôi
Xuân phân
20/03
12 giờ 48ph
12 giờ49ph
Hạ chí
21/06
06 giờ59ph
07 giờ 00ph
Thu phân
22/09
22 giờ 44 ph
22 giờ 45 ph
Đông chí
21/12
19 giờ 04 ph
19 giờ 04 ph
Không chỉ riêng chúng tôi mà anh Hồ Ngọc Đức ở Cộng hoà Liên bang Đức (http://www.informatik.uni-leipzig.de/) hay GS. Edward M. Reingold, một chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch (Professor Edward M. Reingold, Illinois Institute of Technology, Chicago, U.S.A.) trong thư gửi gần đây cho chúng tôi cũng công bố các kết quả tương tự. Về 2 tiết cọc cạch mà Trung tâm Thông tin Tư liệu cung cấp cho các nhà xuất bản thì kết quả của chúng tôi và của anh Hồ Ngọc Đức là:
Tiết khí
Ngày/Tháng
Kết quả của chúng tôi
Hồ Ngọc Đức
Đại hàn
20/01
23 giờ giờ 44ph
23 giờ43ph
Cốc vũ
19/04
23 giờ52ph
23 giờ 50ph
Có thể thấy, do thời điểm chuyển tiết rơi vào gần nửa đêm nên các tính toán cũ kém chính xác hơn đã nhầm sang ngày hôm sau! Đây không phải là sai sót duy nhất nhưng đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ thì chúng ta đành chấp nhận sự thật lịch sử, còn đối với số liệu tương lai như năm 2008 thì không thể bỏ qua! Không lẽ vì thiếu một Hội đồng xét duyệt, thiếu con dấu đỏ mà chúng ta vẫn chấp nhận các số liệu kém chính xác (Hội đồng khoa học cuối cùng xét duyệt về lịch là năm 1992)! Và điều trái khoáy này đã diễn ra gần 10 năm nay ở Ban Lịch Nhà nước (nay gọi là Phòng Nghiên cứu Lịch), thật sự không hiểu nổi các nhà quản lí?Trần Tiến Bình(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Mua Lịch Tết - Lịch Sơn Phủ - quà độc đáo dịp năm mới

Dân trí) - Sản phẩm sáng tạo, chứa đựng giá trị nguồn cội Việt sâu sắc, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được xem là sự kết hợp khéo léo của người thợ thủ công khi sử dụng nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng.
Mua Lịch Tết không chỉ là một thói quen với người tiêu dùng Việt mỗi dịp năm hết Tết đến mà còn là dịp để họ trang trí lại nhà cửa cũng như nhìn lại thành quả của một năm làm việc đã qua. Chính vì vậy, lịch Tết còn là món quà để tặng nhau, gia tăng mối thâm giao giữa những người bạn, giữa doanh nghiệp với bạn hàng và là dịp để Văn hóa Việt lên ngôi.

Chọn một tấm lịch Tết để đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà không phải là điều dễ. Bởi lịch luôn hiện diện trong không gian của bạn, dù là nơi giao tiếp, làm việc hay nghỉ ngơi. Người dễ tính, tấm lịch thế nào cũng được. Nhưng với những người cầu kỳ thì cố tìm cho được một sản phẩm thật độc đáo, để mỗi khi tiếp đãi bạn bè còn tự hào về “gu” thưởng thức của mình. Và vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng những yêu cầu đó.

Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng, một sản phẩm thủ công mà theo như những nghệ nhân làm ra nó thì “bản thân sản phẩm Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng đã mang trong nó giá trị nguồn cội Việt, cái thần của bản sắc Việt ta đã được nhập vào trong đó”. Đột phá trong thiết kế sáng tạo chứa đựng giá trị nguồn cội Việt, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được người thợ thủ công đã khéo léo tạo hợp từ nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp quê của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng. Ánh hào quang mà bản lịch phản chiếu do được sơn thếp dưới lớp bạc dát mỏng có thể duy trì độ bền tới 25 năm. Các hình tiết được làm bằng gốm Bát Tràng phủ sơn thếp làng Sơn Đồng như: lá dáy, quả mướp, con dơi, chùm nho… đã đa dạng các chọn lựa phù hợp với văn hóa, quan niệm lưỡng nghi của người Việt Nam.

Là sản phẩm của làng nghề truyền thống và được cung cấp độc quyền, lần đầu trên thị trường lịch bloc bởi công ty VN.design, Lịch Sơn Phủ sẽ là món quà độc đáo trong dịp năm mới mà người tặng còn gửi vào trong đó mối thâm tình, thâm giao cũng như lời chúc một năm mới an khang thịng vượng tới người nhận

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi:



Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp).



Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:



1 - Giáp
2 - Ất
3 - Bính
4 - Đinh
5 - Mậu

6 - Kỷ
7 - Canh
8 - Tân
9 - Nhâm
10 - Quý




Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:





1 - Tý
2 - Sửu
3 - Dần
4 - Mão
5 - Thìn
6 - Tỵ

7 - Ngọ
8 - Mùi
9 - Thân
10 - Dậu
11 - Tuất
12 - Hợi




Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương can chỉ kết hợp với dương chi, âm can chỉ kết hợp với âm chi.



Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương



Giáp
: Dương mộc
Phương Đông

Ất
: Âm mộc
Phương Đông

Bính
: Dương hoả
Phương Nam

Đinh
: Âm Hoả
Phương Nam

Mậu
: Dương Thổ
Trung ương

Kỷ
: Âm thổ
Trung ương

Canh
: Dương Kim
Phương Tây

Tân
: Âm Kim
Phương Tây

Nhâm
: Dương Thuỷ
Phương Bắc

Quý
: Âm Thuỷ
Phương Bắc




Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:



Hợi
: Âm Thuỷ
Phương Bắc


: Dương Thuỷ
Phương Bắc

Dần
: Dương mộc
Phương Đông

Mão
: Âm mộc
Phương Đông

Ngọ
: Dương hoả
Phương Nam

Tỵ
: Âm Hoả
Phương Nam

Thân
: Dương Kim
Phương Tây

Dậu
: Âm Kim
Phương Tây

Sửu
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương

Thìn
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương

Mùi
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương

Tuất
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương




Can chi tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;



Tương hình(xấu) (chỉ tính hàng chi):



Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:



1.Tý và Mão Chống nhau

2. Dần, Tỵ và Thân Chống nhau

3. Sửu, Mùi và Tuất Chống nhau



Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)



Tương xung (xấu) hàng can có 4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).



Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương



Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.

Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.

Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.



Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):



1 - Tý xung
7 - Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)

2 - Sửu xung
8 - Mùi (đều Âm)

3 - Dần xung
9 - Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)

4 - Mão xung
10 - Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)

5 - Thìn xung
11 -Tuất (đều Dương)

6 - Tỵ xung
12 - Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)




Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
Khí tiết nóng lạnh khác nhau.


o Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:



1. Tý - Mùi
2. Sửu – Ngọ
3. Dần - Tỵ

4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất



o Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).



1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).

2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).

3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).

4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).

5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).



Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.



o Tương hoá (tốt): Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.



Lục hợp:



Tý và Sửu hợp Thổ.

Dần và Hợi hợp Mộc.

Mão và Tuất hợp Hoả.

Thìn và Dậu hợp Kim.

Thân và Tỵ hợp Thuỷ.

Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.



Thuyết “ Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.



Tam hợp có 4 nhóm : cách 3



1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.

2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.

3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.

4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim.

Thuyết âm dương ngũ hành

Âm dương:


Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.


Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn - Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..


Ngũ hành:


Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.


Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:


Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)



Ngũ hành khắc:


Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).


Ngũ hành chế hoá:


Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.


Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ


Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

Tính chất các sao và thuyết “thiên nhân tương ứng”

Ngày giờ nào tốt hay xấu? Tốt xấu đối với việc gì? Tuỳ thuộc vào tính chất của các ngôi sao ngự trị trái đất trong ngày giờ đó, những sao có sẵn trong thiên văn học cổ đại, nhưng cũng có nhiều ngôi sao ước lệ, tuỳ theo tính chất và quy luật vận hành mà đặt tên.


Trong thuật chiêm tinh có tên chung gọi là “Thần sát” (Sát đồng nghĩa với tinh=Sao). Theo chu kỳ vận hành, Thần sát có 3 loại:

Niên Thần Sát (Theo chu kỳ năm: năm nào chiếu vào ngày nào).

Nguyệt thần sát ( Tháng nào chiếu vào ngày nào trong tháng).

Nhật thần sát (Ngày nào cũng có nhưng mỗi ngày chiếu vào một giờ).

Người xưa hình dung mỗi ngôi sao trên một bầu trời do một vị thần cai quản dưới sự điều khiển chung của ông trời.


Về tính chất mỗi sao một khác đối với từng việc và có mức độ khác nhau, đại thể chia ra làm 2 loại: Cát tinh (sao tốt) và hung tinh (sao xấu). Trong thiên văn học cổ đại không có sao tốt, sao xấu, vậy căn cứ vào đâu thuật chiêm tinh quy định sao tốt hay sao xấu?


Cơ sở triết học là kinh dịch, là thuyết “Thiên nhân tương ứng” (mối quan hệ giữa Trời và Đất và con người, giữa con người và vạn vật trong vũ trụ ), là luật âm dương ngũ hành xung hợp, sinh khắc, chế hoá lẫn nhau, thêm vào đó là tín niệm tôn giáo: Mọi hoạ phúc trên đời đều do một lực siêu nhiên có uy quyền sắp xếp.Nhưng thuật chiêm tinh không hoàn toàn lệ thuộc vào số phận mà luôn phát huy chủ thể của con người. Mọi việc của mình, vì mình phải luôn do mình chủ động gánh vác, chịu trách nhiệm, tìm đến việc chọn ngày giờ để nắm đúng thời cơ, hợp ý trời, thuận lòng người ( Theo thuyết “Thiên nhân tương ứng”).

Bàn về lịch vạn niên nhằm mục đích gì

Nói một cách ngắn gọn là để xử sự đúng đắn trước một thực trạng xã hội: tục chọn ngày chọn giờ vốn thuộc phong tục cổ truyền, vậy điều gì nên theo, điều gì nên bỏ cho phù hợp với hoàn cảnh và thời hiện đại ngày nay, đâu là ranh giới giữa “ Tôn trọng tự do tín ngưỡng” và “ Bài trừ mê tín dị đoan” theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính phủ.


Chúng tôi đề cập đến một số vấn đề để mọi người cùng tham khảo:



Có ngày tốt, ngày xấu hay không?
Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu, tìm giờ lành, kiêng giờ dữ, có hẳn là mê tín nhảm nhí không?
Vì sao tục chọn ngày, chọn giờ, chọn hướng còn tồn tại lâu đời, chẳng những âm ỉ lưu truyền nhiều nơi trong nước ta, mà lan truyền ở các nước trên thế giới, kể cả các nước nông nghiệp lạc hậu và các nước công nghiệp tiên tiến, các nước phương Đông và phương Tây.
Căn cứ lý luận của lịch pháp phương Đông? Thiên văn học cổ đại, căn cứ để làm lịch có tính pháp định gồm những nội dung gì? Từ thiên vănhọc cổ đại vận dụng vào thuật chiêm tinh để chọn ngày giờ như thế nào.
Diễn biến lịch sử từ khi nảy sinh các thuật chiêm tinh tính đến thời kỳ hình thành lịch vạn niên
Lịch vạn niên có từ thời nào? Cơ cấu của lịch vạn niên Trung Quốc với lịch vạn niên triều Nguyễn nước ta.
Nội dung Ngọc hạp thông thư tức lịch vạn niên triều Nguyễn.

Bàn về lịch vạn niên là nghiên cứu, vận dụng phép biện chứng, vận dụng quan điểm lịch sử và ánh sáng khoa học hiện đại, soi chiếu vào thuật chiêm tinh cổ đại, thử phân tích những điều gì mâu thuẫn, những điều gì lạc hậu lỗi thời cần phải loại bỏ, những điều gì chứa đựng hạt nhân logic có thể chấp nhận, tìm lấy những cốt lõi, những cái hay cái đẹp trong phong tục cổ truyền, loại bỏ những tạp chất, trên tinh thần “đãi cát tìm vàng”.


Người đọc chắt lọc được những điều bổ ích để sáng suốt tự xử sự việc mình, việc nhà, việc họ, việc xóm giềng, việc làm ăn liên kết, hợp với thời đại và cảnh ngộ riêng.

Thực trạng về lưu hành lịch vạn niên trên thị trường nước ta những năm gần đây

Phải thừa nhận rằng trong những năm đầu có cuốn được viết nghiêm túc, lại hợp với tâm lý thị hiếu quần chúng lúc bấy giờ, nên mặc dầu sách “in chui” vẫn bán chạy. Dần dần các năm sau, chạy theo đồng tiền, sách rởm ra nhiều, thậm chí có cuốn mầu mè tô vẽ rất đẹp, nhưng bên trong chép lại y nguyên một cuốn của năm trước, chỉ đổi ngày, miễn sao sách bán được trót lọt. Người đọc thắc mắc muốn được giải đáp, nhưng sách không có tên tác giả, không có nhà xuất bản, chẳng ai biết hỏi ai.


Riêng năm Quý dậu (1993) chúng tôi được xem 8 cuốn lịch Vạn sự. Tám cuốn đó chèo chống nhau nhiều, cùng một ngày, cuốn X ghi: “nên xuất hành, giá thú...”, cuốn Y ghi: “ kỵ xuất hành, giá thú”. Có cuốn ghi: Tháng giêng, ngày Sửu trực Kiến. Tháng 2,3,4... cho đến tháng chạp vẫn ngày Sửu trực Kiến. Nếu ngày Sửu trực Kiến, ngày Dần trực Trừ, ngày Mão trực Mãn....Suốt năm 12 trực trùng với 12 chi cố định, vậy thì ai đặt trực làm gì cho thêm phiền phức. Khảo sát một cuốn lịch năm ất Hợi riêng vấn đề kỵ an táng: Có trên chục trường hợp, liên tục 8-10 ngày liền kỵ an táng. Thí dụ: từ 11 đến 21 tháng 8 kỵ an táng. Tưd 3 đến 13 tháng 8 nhuận kỵ an táng. Thử hỏi nếu người ta không chịu chọn ngày mà chết, nhỡ chết vào những ngày đầu kỳ ( như 11/8 hay 2/8 nhuận) vậy phải đợi đến bao giờ mới chôn.


Đặc biệt gần đây, như dư luận và báo chí đã nêu, năm Bính Tuất (2006) hầu hết “Lịch Vạn sự” đều lấy theo lịch Trung Quốc, cụ thể là 1 tháng 6 âm phải là ngày 25/6 dương lịch, thì lại ghi vào ngày 26/6, tức là chậm một ngày! Và sự sai lệch này kéo dài suốt cả tháng 6 âm lịch, đến tận ngày 29 tháng 6 âm (24/7/2006)!


Hơn nữa, để câu khách, một số “ Lịch Vạn sự” còn cài thêm những nội dung không dính dáng gì đến lịch, thí dụ : cách giải hạn sao Thái Bạch dùng bùa phép như thế nào, dùng giấy màu vàng hay xanh, đốt mấy ngọn nến, đốt cắm ở đâu? Hoặc nam nữ tuổi nào lấy được nhau, tuổi nào không hợp không nên lấy...


Chính vì vậy những cuốn được mệnh đanh là “Lịch Vạn sự” dần dần mất tín nhiệm, nhiều người thấy lạ mua về mới xem qua đã phải bỏ đi. Vì “danh bất chính nên ngôn bất thuận”, những người biên soạn thận trọng, nghiêm chỉnh cũng phải chịu chung số phận với những kẻ làm ăn cẩu thả, vô trách nhiệm.